Năm lần làm hoàng hậu Dương_Hiến_Dung

Sang năm 301, Triệu vương Tư Mã Luân phế truất Tấn Huệ Đế, tự lập làm đế[4][9][10], cho giam lỏng Tấn Huệ Đế và Dương hoàng hậu tống giam. Đây cũng là lần đầu tiên bà mất ngôi hoàng hậu.

Ba tháng sau, do oán ghét Tư Mã Luân, các thân vương gồm Thành Đô vương Tư Mã Dĩnh, Tề vương Tư Mã Quýnh, Trường Sa vương Tư Mã Nghệ phát binh tấn công kinh thành Lạc Dương. Tư Mã Luân thất bại, bị giết. Tề vương cho đón Huệ Đế và Dương hậu về cung phục vị.

Sau đó, đến lượt Tề vương Quýnh lộng quyền, các thân vương, đứng đầu là Trường Sa vương Tư Mã Nghệ lại cử quân thảo phạt và tiêu diệt Tư Mã Quýnh.

Sang năm 303, Thành Đô vương Tư Mã Dĩnh giết chết Tư Mã Nghệ, nắm lấy triều chính. Dĩnh mang quân vào kinh, lấy cớ Dương hậu là do Triệu vương lập nên ép Huệ Đế phế bỏ bà và Thái tử Đàm, lập Dĩnh làm Hoàng thái đệ[1]. Dương Hiến Dung bị phế làm thứ nhân. Cha mẹ của bà đều bị giết hết.

Từ khi được làm Thái đệ, Tư Mã Dĩnh sinh lòng kiêu căng. Đông Hải vương Tư Mã Việt tức giận mang quân đánh Dĩnh. Dĩnh thua chạy về Nghiệp Thành. Dương Hiến Dung được Tư Mã Việt cho phục ngôi hoàng hậu[4][8].

Sang năm 304, Tư Mã Dĩnh giao chiến với Tư Mã Việt ở Nghiệp Thành, giành được thắng lợi và bắt được Tấn Huệ Đế. Tướng Trần Mạch chạy về Lạc Dương bảo vệ Dương hậu và thái tử. Cùng lúc đó, Hà Gian vương Tư Mã Ngung sai bộ tướng Trương Phương mang quân vào Lạc Dương lấy danh nghĩa cứu giá. Kho tàng châu báu từ thời Tào Ngụy (Tam Quốc) tới đó bị quân Phương tranh cướp lấy hết. Trương Phương ra lệnh phế truất Dương Hiến Dung lần thứ ba[8]. Về sau, Phương thấy Lạc Dương bị tàn phá, không đủ lương, bèn ép mang Huệ Đế và Tư Mã Dĩnh về theo Tư Mã Ngung ở Trường An.

Tháng 11 năm 304, Huệ Đế tới Trường An, Tư Mã Ngung cho Dương hậu phục vị, sau đó phế ngôi thái đệ của Tư Mã Dĩnh. Đến tháng 1 năm 305, Trương Phương lại một lần nữa phế truất Dương Hiến Dung mà không rõ nguyên nhân gì. Tới tháng 11 cùng năm, tướng Chu Quyền giả xưng là nhận được mật chiếu của hoàng đế, tuyên bố hồi phục ngôi vị cho Dương Hiến Dung. Sau đó, thủ hạ của Trương Phương là Lạc Dương Lệnh Hà Kiều dẫn quân đánh Chu Quyền. Chu Quyền bại trận, Hà Kiều lại phế truất Dương hậu lần thứ năm. Tư Mã Ngung thấy vậy cũng muốn hạ độc giết chết Dương Hiến Dung. Tuy nhiên, viên tướng ở lại giữ Lạc Dương là Lưu Thôn kiên quyết ngăn lại việc này. Tư Mã Ngung đọc xong tờ biểu, đùng đùng nổi giận, sai người dẫn quân tới Lạc Dương tiêu diệt Lưu Thôn[8]. Lưu Thôn không còn cách nào khác đành bỏ chạy tới chỗ của Cao Mật vương Tư Mã Lược tránh nạn, mang theo Dương Hiến Dung.

Đến cuối năm 305, Đông Hải vương Tư Mã Việt giành thắng lợi trong cuộc giao tranh với Tư Mã Ngung, nhân đó bắt được Huệ Đế,rồi hạ lệnh dời đô về Trường An[11]. Đến tháng 6 năm 306, Việt hạ lệnh phục lại ngôi hoàng hậu cho Dương Hiến Dung.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dương_Hiến_Dung http://zh.wikipedia.org/wiki/s:%E5%8D%81%E5%85%AD%... http://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/%... http://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/%... http://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/%... http://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/%... http://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/%... http://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/%... http://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/%... http://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/%... http://zh.wikisource.org/wiki/%E8%B3%87%E6%B2%BB%E...